Chức tổng thống Lech Kaczyński

Cuộc bầu cử tổng thống

Ngày 19.3.2005, ông chính thức tuyên bố ý định ứng cử tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 10 năm 2005. Được bầu làm tổng thống nước Cộng hòa Ba Lan, khi đánh bại người về nhì Donald Tusk, bằng 54,04% phiếu bầu thu được, Kaczyński đã đảm nhiệm chức vụ ngày 23.12.2005 bằng việc tuyên thệ nhậm chức trước Quốc hội.

Chính sách đối nội

Trong bài nói chuyện đầu tiên trước công chúng với tư cách tổng thống đắc cử, Kaczyński nói rằng nhiệm vụ cơ bản trong nhiệm kỳ tổng thống của mình là cải thiện chế độ cộng hòa, gồm việc thanh lọc nhiều căn bệnh trong cuộc sống, đáng chú ý nhất là tội phạm (...) nhất là tội tham nhũng, lao vào làm giàu bất chính, và bảo đảm an sinh xã hội cơ bản, bảo đảm y tế, an toàn thương mại, tạo các điều kiện căn bản cho việc phát triển gia đình, kinh tế.[16]

Ông nhắm theo đuổi nhiều mục tiêu trong nhiệm kỳ tổng thống của mình. Trong các việc nội chính có: gia tăng sự đoàn kết xã hội, đem lại công lý cho những người có trách nhiệm gây ra tội phạm và những người là nạn nhân của tội phạm trong thời gian cầm quyền của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, đấu tranh chống tham nhũng, tạo an toàn kinh tế và an toàn cho phát triển gia đình. Kaczyński cũng nói mình sẽ tìm cách thủ tiêu sự khác biệt giữa các vùng của Ba Lan. Trong bài diễn văn này ông cũng nhấn mạnh sự kết hợp việc hiện đại hóa với truyền thống và nhắc nhở các lời giáo huấn của giáo hoàng Gioan Phaolô II.

Ngày 21.12.2008, Kaczyński trở thành vị nguyên thủ quốc gia Ba Lan đầu tiên tới thăm một đền thờ đạo Do Thái ở Ba Lan và dự buổi lễ tôn giáo cử hành ở đây. Việc tham dự của ông trùng hợp với đêm đầu tiên của lễ Hanukkah.[17]

Kaczyński đã nỗ lực rất lớn để tưởng niệm nhiều anh hùng dân tộc Ba Lan được gọi là những binh sĩ bị hành hạ đau khổ trong tay cảnh sát mật vụ Ba Lan, Bộ Dân ủy Nội vụ NKVD Liên Xô, Cục tình báo phản gián SMERSH của quân đội Liên Xô, cùng các cơ quan đàn áp khác của sự khủng bố cộng sản. Những anh hùng dân tộc này là Witold Pilecki, August Fieldorf, cùng nhiều người khác, đã được phục hồi danh dự sau khi chết và được truy tặng các huân chương cao nhất của Ba Lan.[cần dẫn nguồn]

Ngoại giao

Cuộc gặp mặt giữa với tổng thống Litva Dalia Grybauskaitė, tại dinh tổng thống ở Vilnius ngày 08.4.2010. Đây là buổi gập mặt cuối cùng của Kaczyński với một người đồng nhiệm.

Trong ngoại giao, Kaczyński nhận thấy nhiều vấn đề khó khăn của Ba Lan liên quan tới sự thiếu an toàn năng lượng và vấn đề này phải được giải quyết để bảo vệ các quyền lợi của Ba Lan. Việc củng cố các quan hệ chặt chẽ với Hoa Kỳ trong khi tiếp tục phát triển các quan hệ bên trong Liên minh châu Âu là 2 mục tiêu chính của chính sách đối ngoại của Ba Lan, cũng như cải thiện các quan hệ với PhápĐức, mặc dù có nhiều vấn đề trong quan hệ với Đức.Ngoài 2 vấn đề trên, các mục tiêu trước mắt của ông là phát triển quan hệ đối tác chiến lược rõ ràng với Ukraina và hợp tác nhiều với các nước vùng biển Baltic cùng Gruzia.Ông rất được ngưỡng mộ ở Israel, vì đã xúc tiến việc giáo dục thanh thiếu niên Ba Lan về Holocaust. Có nhiều người Israel đã rất đau buồn về cái chết của ông.[18]

Bộ trưởng quốc phòng Radosław Sikorski đã so sánh đường ống dẫn khí đốt Nga – Đức Nord Stream với hiệp ước Ribbentrop – Molotov và bộ trưởng ngoại giao Anna Fotyga nói rằng đường ống dẫn khí này là một đe dọa đối với sự an toàn năng lượng của Ba Lan.[19]

Trong cuộc họp Liên minh châu ÂuNga tháng 11 năm 2006 tại Helsinki, Ba Lan đã phủ quyết việc đưa ra cuộc đàm phán quan hệ đối tác Liên minh châu Âu – Nga, do Nga đã cấm nhập các sản phẩm thịt và thực vật của Ba Lan.[20]

Lech Kaczyński và tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev, năm 2008.

Để phản ứng đối với các đòi hỏi của nhóm người Đức lưu vong Preussische Treuhand, đại diện cho các người Đức ở Ba Lan bị trục xuất sau thế chiến thứ hai, bộ trưởng ngoại giao Ba Lan Fotyga (một người được Kaczyński che chở) đã đe dọa (lầm) là sẽ áp dụng lại Hiệp ước năm 1990 ấn định biên giới Ba Lan– Đức ở các sông OderNeisse thay vì Hiệp ước hựu nghị ký trong cùng năm.[21][22]

Tiếp theo cuộc xung đột quân sự giữa Nga và Gruzia năm 2008, Kaczyński đã cung cấp website của tổng thống Ba Lan để phổ biến thông tin cho các cổng internet của Gruzia bị Liên bang Nga chặn.

Trong cuộc viếng thăm Serbia năm 2009, Kaczyński đã nói rằng chính phủ Ba Lan, trên nền tảng thẩm quyền hợp hiến của mình, đã quyết định công nhận Kosovo và nhấn mạnh rằng ông, với tư cách tổng thống, không đồng tình với việc này.[23]

Kaczyński đã kiên định ủng hộ các nỗ lực quốc tế để kiềm chế nạn khủng bố. Lực lượng quân đội Ba Lan đã tham gia tích cực vào các cuộc hành quân ở AfghanistanIraq bên cạnh Hoa Kỳ, Anh và các nước khác trong khối NATO.[cần dẫn nguồn]

Các ân xá của tổng thống

Trong các năm 20052007, căn cứ theo điều 133 của Hiến pháp nước Cộng hòa Ba Lan, Kaczyński đã ân xá cho 77 người và từ chối ân xá 550 người.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lech Kaczyński http://www.cbc.ca/world/story/2010/04/18/kaczynski... http://www.cbsnews.com/stories/2010/04/13/world/ma... http://www.cnn.com/2010/WORLD/europe/04/10/poland.... http://euobserver.com/7/29868 http://www.foxnews.com/world/2010/04/13/polands-pr... http://www.latimes.com/news/obituaries/la-fg-kaczy... http://www.mosnews.com/news/2006/11/24/eudivided.s... http://www.notablebiographies.com/newsmakers2/2007... http://www.nytimes.com/2010/04/11/world/europe/11k... http://www.nytimes.com/2010/04/11/world/europe/11k...